Theo một nhóm nghiên cứu được sự chỉ đạo của nhà tâm lý học về giải pháp Internet cho trẻ (Internet Solutions for Kids)-Michele L. Ybarra thuộc tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận ở Irvine, California, thì việc chia sẽ tên, tiếp xúc thông tin, và dữ liệu cá nhân khác trên Internet đã không làm tăng khả năng của việc bị biến thành nạn nhân mạng. Trong số 1.497 trẻ em and thiếu niên được phỏng vấn, thì 831 người thừa nhận đã từng dán thông tin cá nhân trên mạng. Ngoài ra, cứ 3 đứa trẻ thì có 1 đứa cho biết có bạn trên mạng chưa bao giờ gặp mặt.
Theo một báo cáo vào tháng 2 trên tạp chí Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine của nhóm nghiên cứu thì phần lớn những nạn nhân của việc bị lôi kéo quan hệ hay quấy rối có liên quan đến ít nhất 4 hay nhiều hơn những hành vi rắc rối khi sử dụng Internet. Những hành vi này bao gồm việc tiếp xúc với những người ở nhiều nơi khác nhau, nói chuyện về vấn đề tình dục với những người không quen biết, để tên của người lạ vào danh sách những người bạn, đưa ra những lời chỉ trích khiếm nhã và tục tĩu với một ai, cố tình vào những web loại X.
Nhóm của Ybarra lưu ý thêm những hành vi mạo hiểm trên mạng diễn ra trong lúc trẻ em dùng Internet cùng với bạn hoặc những đứa ngang hàng chiếm gần như một nữa thời gian.
Những nạn nhân cũng cho biết mức độ thái quá của những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của chúng bao gồm việc lạm dụng tình dục, bạo lực, mâu thuẫn gay gắt với bố mẹ, và là nạn nhân của việc bị bắt nạt trong trường.
Mặc dù không ai nghiên cứu về tác dụng của những phương thức khác nhằm ngăn chặn những nạn nhân trẻ tuổi trên mạng, nhưng các nhà nghiên cứu khuyên các vị phu huynh và các chuyên gia tâm lý nên trang bị cho trẻ em những phương thức để giảm sự nguy hiểm do chính những hành vi của chúng gây ra. Ví dụ, người lớn có thể nói với trẻ con rằng họ đã thôi những mối quan hệ trực tuyến bằng cách thay đổi tên đăng nhập hoặc ngăn chặn việc xâm nhập của một người lạ vào hệ thống mạng xã hội của mình.
Ybarra và các đồng sự của bà đã tiến hành những cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên với những đứa trẻ từ 10 đến 17 tuổi vào khoảng giữa 2 tháng 3 và 11 tháng 6 năm 2005. Thí nghiệm với số lượng nam nữ tham gia bằng nhau, trong đó 3/4 người tham dự là da trắng.
Người phỏng vấn yêu cầu mỗi trẻ em đánh giá trong năm vừa qua chúng có thường dính dán đến bất cứ 9 hành vi trực tuyến nào gây lo ngại về độ an toàn. Chúng cũng được hỏi xem có nhận được những lời đề nghị quan hệ trực tuyến hay là bị quấy rối hay không ví dụ bị hăm dọa và gây khó khăn do bị dán hoặc gửi những đoạn tin về chúng để những người khác xem.
Bác sĩ khoa nhi Dimitri A. Christakis của đại học Washington ở Seattle đánh giá dữ liệu mới nhấn mạnh cách thức mà trẻ con mạo hiểm trong thế giới ảo được xem như phản ánh cách mà chúng làm trong thế giới thật./.